Page header image

Ngộ độc Acetaminophen

(Acetaminophen Poisoning)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Ngộ độc acetaminophen xảy ra khi con của bạn dùng quá nhiều acetaminophen.
  • Nếu bạn cho rằng con bạn đã dùng quá nhiều acetaminophen, đừng đợi cho đến khi xuất hiện triệu chứng. Hãy gọi cho trung tâm kiểm soát ngộ độc bằng số 800-222-1222 hoặc gọi chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức. Đừng cố gắng tự mình điều trị cho con bạn.
  • Nếu được cung cấp chính xác, thuốc này an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ em. KHÔNG cho trẻ dùng nhiều thuốc hơn chỉ dẫn.

________________________________________________________________________

Ngộ độc acetaminophen là gì?

Acetaminophen là một loại thuốc dùng để điều trị đau và sốt. Acetaminophen được bán dưới nhiều tên nhãn hiệu khác nhau. Acetaminophen được tìm thấy trong nhiều loại thuốc, như các thuốc giảm đau, thuốc cảm lạnh và cúm. Nó là một loại thuốc an toàn khi được cung cấp đúng liều. Ngộ độc acetaminophen xảy ra khi con của bạn dùng quá nhiều acetaminophen.

Việc sử dụng quá liều thuốc này có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng. Nếu được điều trị ngay lập tức, con bạn có thể hồi phục mà không chịu các vấn đề sức khỏe lâu dài. Nếu tổn thương gan nghiêm trọng, con bạn có thể cần phải cấy ghép gan.

Nguyên nhân là gì?

Dùng quá liều có thể xảy ra nếu con của bạn:

  • Cố ý dùng quá nhiều
  • Chẳng may dùng quá nhiều, như việc không đo liều chính xác hoặc dùng thuốc này quá thường xuyên
  • Sử dụng những loại thuốc khác nhau mà tất cả đều chứa acetaminophen

Những triệu chứng là gì?

Con bạn có thể không có triệu chứng trong tối đa 24 giờ sau khi uống thuốc. Những triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chán ăn

Nếu không được điều trị ngay lập tức, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ở bụng trên bên phải
  • Tiêu chảy
  • Hôn mê
  • Lú lẫn
  • Tai biến mạch máu

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con bạn sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý của con bạn và khám cho con bạn. Con bạn có thể làm các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Nếu bạn cho rằng con bạn đã dùng quá nhiều acetaminophen, đừng đợi cho đến khi xuất hiện triệu chứng. Hãy gọi cho trung tâm kiểm soát ngộ độc bằng số 800-222-1222 hoặc gọi chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức. Mang theo chai thuốc bên mình. Con bạn được điều trị bằng thuốc càng sớm, cơ hội hồi phục của con bạn càng tốt hơn.

Đừng cố gắng tự mình điều trị cho con bạn. Đừng cố gắng làm con bạn mửa ra.

Tôi có thể làm gì để giúp ngăn ngừa ngộ độc acetaminophen?

  • Nhiều thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn để giảm đau, đau đầu, và cảm lạnh có chứa acetaminophen. Đọc nhãn cẩn thận để tìm ra thuốc nào có thể chứa acetaminophen. Nó cũng có thể được gọi là thuốc giảm đau không chứa aspirin. Nếu bạn không thể chỉ ra liệu con bạn có đang dùng nhiều hơn liều dùng được khuyến cáo mỗi ngày hay không, hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn hoặc dược sĩ để xem xét tất cả các loại thuốc của con bạn.
  • Nếu được cung cấp chính xác, thuốc này an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Bạn cần cung cấp liều dùng dựa trên trọng lượng của con bạn, chứ không phải tuổi của con bạn.
    • Nhỏ thuốc cho trẻ sơ sinh. CHỈ sử dụng thiết bị định liều bên trong gói thuốc để cung cấp liều thuốc chính xác. Sử dụng ống nhỏ giọt từ chai này sang chai khác thì không an toàn. Liều dùng không phải lúc nào cũng giống nhau cho các loại thuốc. KHÔNG sử dụng thìa cà phê dùng trong gia đình để cấp một liều thuốc.
    • Bạn có thể đưa chất lỏng hoặc viên nén có thể nhai được cho trẻ lớn hơn. Đối với dạng lỏng, sử dụng cốc đo đi kèm trong bao bì. Với dạng viên nén nhai, đảm bảo rằng con bạn nhai viên thuốc trước khi nuốt để tránh bị nghẹn. Nếu bạn cho con bạn dùng những viên nén tan ngay, đảm bảo rằng chúng tan hoàn toàn trong miệng con bạn trước khi nuốt.
    • KHÔNG cho trẻ dùng nhiều thuốc hơn chỉ dẫn.
    • Nếu có nhiều người lớn cùng chăm sóc con bạn, mỗi người phải ghi lại lượng thuốc và loại thuốc mà con bạn dùng và thời gian dùng. Treo tờ thông tin đó ở nơi mà mọi người đều có thể thấy và ghi thêm vào, như cánh tủ lạnh.
Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2022.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2019-01-10
Xét duyệt lần cuối: 2018-10-19
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2022 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image