Page header image

BNCBN: Bảo Vệ, Nghỉ Ngơi, Chườm Đá, Băng Ép và Nâng Cao phần Bị Thương: Phương Án Cho Thanh Thiếu Niên

(PRICE – Protection, Rest, Ice, Compression, and Elevation for Injuries: Teen Version)

BNCBN là gì?

Bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao (BNCBN) là phép điều trị cho hiện tượng căng cơ, bong gân, bầm tím hoặc các thương tổn khác ở thanh thiếu niên. Phép điều trị này được dùng trong 1 đến 2 ngày đầu tiên sau khi bị thương.

Bảo vệ
Sau khi bị thương, điều quan trọng là bảo vệ khu vực đó không bị tổn thương thêm. Tùy thuộc vào vị trí thương tổn, bạn có thể cần sử dụng băng đeo, thanh nẹp, nạng, gậy hoặc gậy chống.

Nghỉ ngơi
Sau khi bị thương, bạn cần dành thời gian tránh mọi hoạt động để cho phép cơ thể bạn lành lại. Ví dụ: nếu bạn bị bong gân ở mắt cá chân, bạn có thể cần tránh đi lại hoặc đặt sức nặng lên mắt cá chân. Nếu bạn bị thương khi đang chơi thể thao, bạn không được quay lại chơi cho đến khi vết thương đă lành. Quay lại chơi quá sớm có thể khiến vết thương trầm trọng hơn.

Chườm đá
Chườm đá giúp kiểm soát cơn đau và sưng tấy. Cố gắng chườm đá lên vết thương càng sớm càng tốt. Đặt một túi đá, túi keo hoặc túi rau đông lạnh, bọc trong một lớp vải, lên vùng bị thương mỗi 3 đến 4 giờ, mỗi lần tối đa 20 phút. Không được đặt đá trực tiếp lên da.

Băng ép
Băng ép giúp hạn chế sưng tấy ở vùng chấn thương. Nó cũng giúp đỡ thêm cho vùng bị thương. Bạn có thể dùng băng đàn hồi, băng dành cho huấn luyện viên hay thậm chí một mảnh vải để buộc quanh vùng bị thương. Đảm bảo không quấn hay buộc quá chặt. Nếu quá chặt, việc cấp máu tới vùng bị thương có thể bị chặn.

Nâng cao
Nâng phần bị thương của cơ thể bạn trên một chiếc gối là một cách khác để giúp giảm sưng tấy. Cách này có tác dụng tốt nhất nếu bạn giữ vết thương cao hơn mức tim. Điều này giúp ngăn chất dịch tích tụ trong vùng bị thương. Nếu bạn không thể nâng bộ phận cơ thể bị thương cao hơn mức tim, ít nhất hăy giữ bộ phận này song song với mặt đất bằng cách đặt lên gối hoặc lên ghế.

Điều trị thương tổn với BNCBN có thể giảm sưng tấy, đau và giúp bạn mau lành hơn. Hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn:

  • Khi nào bạn sẽ b́nh phục sau chấn thương này
  • Những hoạt động bạn nên tránh, bao gồm cả thời điểm bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường
  • Cách tự chăm sóc bản thân tại nhà
  • Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và những việc cần làm nếu bạn mắc phải các triệu chứng hoặc vấn đề đó

Đảm bảo rằng bạn biết khi nào bạn nên quay lại để kiểm tra.

Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2022.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2013-11-04
Xét duyệt lần cuối: 2018-01-29
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2022 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image