Page header image

Rối loạn Sử dụng Nicotin ở Trẻ

(Nicotine Use Disorder in Children)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Rối loạn sử dụng nicotin là kiểu sử dụng nicotin dẫn tới các vấn đề cá nhân, gia đình và sức khỏe nghiêm trọng. Nicotin là một chất hóa học trong thuốc lá, thuốc lào, xì gà, thuốc lá bột và thuốc lá (nhai) không khói. Nó vừa là một chất kích thích giúp làm tăng năng lượng, vừa là một loại chất an thần giúp bạn bình tĩnh.
  • Để mọi điều trị được thành công, con bạn phải có ý muốn ngừng sử dụng nicotin. Nếu con bạn đang lạm dụng hoặc phụ thuộc vào nicotin và muốn từ bỏ, hãy tìm trợ giúp từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

________________________________________________________________________

Rối loạn sử dụng nicotin là gì?

Nicotin là một chất hóa học trong thuốc lá, thuốc lào, xì gà, thuốc lá bột và thuốc lá (nhai) không khói. Nó vừa là một chất kích thích, làm tăng năng lượng, vừa là một loại thuốc an thần, làm con bạn bình tĩnh.

Rối loạn sử dụng nicotin là kiểu sử dụng thuốc lá dẫn tới các vấn đề cá nhân, gia đình và sức khỏe nghiêm trọng. Càng nhiều câu đúng với con bạn, mức độ rối loạn sử dụng nicotin của con bạn càng nghiêm trọng.

  1. Con bạn sử dụng nicotin nhiều hơn hoặc lâu hơn thời gian dự kiến.
  2. Con bạn muốn cắt giảm hoặc từ bỏ, nhưng không thể làm vậy.
  3. Con bạn dành rất nhiều thời gian và năng lượng để có được nicotin, sử dụng nicotin và vượt qua những tác động của chúng.
  4. Con bạn thèm nicotin đến mức có thể gặp vấn đề khi suy nghĩ về bất kỳ điều gì.
  5. Con bạn có vấn đề tại nơi làm việc, ở trường hoặc ở nhà.
  6. Con bạn gặp vấn đề với các mối quan hệ do trẻ không giữ lời hứa hoặc tranh cãi hoặc có hành vi bạo lực với người khác.
  7. Con bạn dừng làm những việc đã từng quan trọng với trẻ, như thể thao, sở thích hoặc dành thời gian với bạn bè hoặc gia đình do sử dụng nicotin.
  8. Con bạn sử dụng nicotin ngay cả trong trường hợp nguy hiểm, như đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
  9. Con bạn tiếp tục sử dụng nicotin ngay cả khi biết nó sẽ tổn hại đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của mình.
  10. Con bạn cần sử dụng càng nhiều thuốc hơn nữa, hoặc sử dụng thuốc thường xuyên hơn để có tác dụng tương tự. Đây gọi là khả năng chịu.
  11. Con bạn có triệu chứng cai nghiện khi ngừng sử dụng.

Rối loạn sử dụng nicotin còn được gọi là phụ thuộc hoặc nghiện.

Nguyên nhân là gì?

Ban đầu con bạn có thể sử dụng thuốc lá vì nó có thể khiến con bạn cảm thấy tốt hoặc vì con bạn muốn thay đổi một điều gì đó trong cuộc sống của mình. Con bạn có thể bắt đầu hút thuốc để hòa nhập với những đứa bạn hút thuốc của nó. Con bạn có thể muốn trông sành điệu, già hơn, hoặc nổi loạn. Hoặc con bạn có thể nghĩ rằng điều này sẽ giúp mình thư giãn và cảm thấy tốt hơn.

Não bộ sản sinh ra các chất hóa học có ảnh hưởng đến những suy nghĩ, các cảm xúc và những hành động. Nicotin làm thay đổi sự cân bằng của các chất hóa học này trong não của con bạn. Khi con bạn sử dụng nicotin thường xuyên, não của con bạn bắt đầu quen với nó. Kết quả là con bạn không cảm thấy ổn trừ khi sử dụng nicotin. Khi con bạn ngừng sử dụng nicotin, cân bằng hóa chất trong não của con bạn sẽ thay đổi gây ra các triệu chứng cai nghiện.

Con bạn có nguy cơ phụ thuộc vào nicotin cao hơn nếu con bạn:

  • Có tiền sử gia đình lạm dụng thuốc lá, ma túy hoặc rượu
  • Đã lạm dụng thuốc lá, rượu hoặc ma túy trong quá khứ
  • Có thể dễ dàng nản chí, gặp vấn đề khi xử lý với căng thẳng, hoặc cảm thấy như bạn không đủ tốt
  • Thường xuyên bị vây quanh bởi những người sử dụng thuốc lá, rượu hoặc ma túy
  • Có vấn đề sức khỏe tâm thần

Con bạn có thể thích cảm giác, mùi, và hình ảnh của điếu thuốc cùng nghi thức xử lý, châm thuốc và hút thuốc lá. Nếu con bạn cố gắng bỏ thuốc, việc bỏ những thói quen này có thể tạo ra các triệu chứng cai nghiện và thèm muốn tệ hơn.

Hầu hết những người sử dụng thuốc lá bắt đầu hút từ trước 18 tuổi. Những đứa trẻ bắt đầu hút thuốc khi tuổi còn nhỏ ít có thể bỏ khi chúng trở thành người lớn.

Những triệu chứng là gì?

Các dấu hiệu của hút thuốc có thể bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Có mùi như mùi khói thuốc và hơi thở hôi
  • Nghẹ mũi và ho liên tục
  • Khó thở khi vận động, như chạy hoặc bơi
  • Đau họng và khản giọng
  • Bị sâu răng, răng ố vàng và các vấn đề về nướu
  • Khó ngủ
  • Thường xuyên mắc cảm lạnh và các bệnh lây nhiễm khác

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, nó không có nghĩa là con bạn đang hút thuốc thường xuyên, nhưng bạn nên nói chuyện với con của bạn.

Khi con bạn cố gắng bỏ thuốc lá, trẻ có thể có triệu chứng cai nghiện từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng mà con bạn có thể gặp phải khi dừng sử dụng nicotin bao gồm:

  • Bồn chồn và khó chịu
  • Trầm cảm hoặc lo âu
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ
  • Tăng cảm giác thèm ăn
  • Đau đầu
  • Thèm thuốc lá

Các triệu chứng cai nghiện có thể rất mạnh, đặc biệt là trong 72 giờ đầu tiên sau khi con bạn ngừng sử dụng thuốc lá. Sau 2 hoặc 3 ngày đầu, các triệu chứng sẽ cải thiện.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Rối loạn sử dụng nicotin có thể điều trị được. Con bạn phải dừng tất cả việc sử dụng thuốc lá, bao gồm hút thuốc lá hoặc hút tẩu và thuốc lá nhai.

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con bạn có thể khuyến nghị các dược liệu thay thế nicotin mà gần như có thể tăng gấp đôi cơ hội để trẻ bỏ hút thuốc vĩnh viễn. Bạn có thể mua kẹo cao su, miếng dán hoặc viên ngậm nicotin mà không cần kê đơn. Liệu pháp thay thế nicotin giúp con bạn giảm từ từ lượng nicotin trong cơ thể trẻ theo thời gian. Việc sử dụng một dược liệu thay thế nicotin có thể làm giảm sự thèm muốn và giảm bớt các triệu chứng thể chất. Liều nicotin được giảm từ từ trong vài tuần hoặc vài tháng.

Thuốc lá điện tử, còn gọi là e-cig, là các thiết bị chạy pin trông như thuốc lá hoặc xì gà. Chúng tạo ra hơi không khói mà người dùng hít vào. Hơi chứa nhiều chất hóa học và thường chứa nicotin. Thuốc lá điện tử không phải là cách hữu ích để bỏ hút thuốc bởi:

  • Người ta chưa chứng minh được chúng an toàn. Một số chất hóa học có hại. Thuốc lá điện tử ảnh hưởng tới phổi và bạn cũng hít vào một số chất giống như thuốc lá.
  • Không có bằng chứng cho thấy rằng thuốc lá điện tử giúp bỏ hút thuốc. Thuốc lá điện tử dẫn nicotin theo cách có thể tiếp tục cảm giác nghiện nicotin và hút thuốc.

Con bạn sẽ có thể thành công nếu thay đổi hành vi cũng như uống thuốc. Con bạn có thể tham gia các nhóm tự giúp nhau như Hội Người hút thuốc Ẩn danh, chương trình bỏ hút thuốc có tổ chức hoặc thử các liệu pháp cá nhân. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp con bạn nhìn vào suy nghĩ, niềm tin và hành động của bản thân và hiểu rõ điều gì gây ra vấn đề cho mình. Sau đó con bạn học cách thay đổi lối suy nghĩ và hành động không lành mạnh.

Tôi có thể giúp con mình như thế nào?

Nếu bạn hút thuốc lá, hãy nhận hỗ trợ mà bạn cần để bỏ thuốc. Không có lời nói nào của bạn về thuốc lá có tác động mạnh bằng việc bạn là tấm gương cho con bạn.

Nếu con bạn đang sử dụng thuốc lá:

  • Nói chuyện với con của bạn. Hỏi xem con bạn thích gì khi hút thuốc hay sử dụng thuốc lá. Đồng thời hỏi rõ những điều trẻ không thích hoặc quan tâm khi hút thuốc. Cố gắng tìm một sản phẩm thay thế lành mạnh cho thuốc lá. Ví dụ, nếu con bạn đang hút thuốc để "hòa nhập", hãy giúp con bạn tìm một hoạt động khác, chẳng hạn như thể thao hay kịch nghệ, những nơi con bạn có thể hòa nhập và tự tin vào bản thân.
  • Chỉ ra rằng việc hút thuốc khiến hơi thở hôi, răng xỉn màu, và quần áo đầy mùi khó chịu.
  • Mặc dù những vấn đề trực tiếp do thuốc lá gây ra sẽ có ý nghĩa hơn đối với hầu hết trẻ em hơn là những rủi ro dài hạn, bạn vẫn cần nói với con bạn rằng những người hút thuốc thường chết sớm hơn so với người không hút thuốc. Những người hút thuốc có khả năng tử vong do các vấn đề gây ra do hút thuốc, như ung thư, bệnh tim, bệnh phổi. Việc sử dụng thuốc lá không khói gây ra bệnh nướu răng, ung thư miệng, và bệnh tim.
  • Cho trẻ biết rằng bạn không đồng ý với việc hút thuốc và không cho phép hút thuốc tại nhà. Hãy đưa ra tuyên bố mà không tức giận, nếu bạn có thể. Cho con bạn biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ vi phạm quy định, như không được sử dụng điện thoại, xem ti vi, dùng máy tính hoặc chơi game. Đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện những gì bạn nói.

Nếu con bạn đã sẵn sàng bỏ thuốc, hãy giúp con bạn:

  • Lập kế hoạch:
    • Đặt ra ngày bỏ thuốc lá và nói với gia đình và bạn bè của con bạn. Một số người sử dụng thuốc lá ít dần khi gần đến ngày họ cai thuốc lá. Những người khác sử dụng cùng một lượng thuốc lá đến tận ngày họ cai thuốc lá.
    • Nhai kẹo cao su không đường hoặc ăn kẹo cứng, thịt bò khô, hoặc cắn hướng dương thay cho việc hút hoặc nhai thuốc lá cũng có thể giúp ích.
    • Vứt tất cả các sản phẩm thuốc lá và bất cứ thứ gì được sử dụng với thuốc lá như bật lửa và gạt tàn thuốc.
    • Bảo con bạn viết ra những lý do của mình cho việc không muốn hút thuốc và xem lại chúng bất cứ khi nào con bạn cảm thấy thèm sử dụng thuốc lá.
    • Lập danh sách các tình huống, địa điểm hoặc các cảm xúc có nhiều khả năng làm cho con bạn sử dụng thuốc lá. Những điều đó được gọi là các yếu tố kích phát. Nhận thức được những thứ kích động này có thể giúp con bạn tránh chúng hoặc sẵn sàng đối mặt với chúng. Ví dụ, nếu con bạn lúc nào cũng sử dụng thuốc lá sau khi tranh luận, con bạn có thể lập kế hoạch để đi dạo trong lần tranh luận tiếp theo.
  • Giúp con bạn thay đổi thói quen hàng ngày của mình và tiếp nhận những hoạt động mới không bao gồm việc hút thuốc. Con bạn có thể tham gia một nhóm tập thể dục hoặc theo đuổi một môn thể thao. Con bạn có thể muốn thử vẽ, làm các mô hình, hoặc các hoạt động khác để giữ cho đôi bàn tay mình luôn bận rộn.
  • Khuyến khích con bạn dành nhiều thời gian với những người không hút thuốc. Học cách để thư giãn và quản lý căng thẳng cũng sẽ hữu ích. Nói về những thứ con bạn có thể mua với số tiền con bạn đã chi cho thuốc lá.
  • Khuyến khích con bạn tiếp tục cố gắng. Nhiều người cố gắng bỏ hút thuốc nhiều hơn một lần trước khi họ đạt được thành công. Nếu con bạn không nỗ lực dừng hút thuốc, hãy động viên trẻ hoặc thử phương pháp khác.
  • Để biết thông tin chi tiết, liên hệ:
    QUIT NOW
    800-784-8669
Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2022.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2018-06-27
Xét duyệt lần cuối: 2020-04-27
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2022 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image