Page header image

Tuổi Dậy thì ở Các Bạn nữ

(Puberty for Girls)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Tuổi dậy thì là thời gian có thay đổi xảy ra trong cơ thể giúp bạn có khả năng có em bé nếu bạn quan hệ tình dục.
  • Các bạn nữ có thể bắt đầu tuổi dậy thì sớm từ lúc 7 hoặc 8 tuổi hoặc muộn hơn ở tuổi 14.
  • Nói chuyện với cha mẹ của bạn, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bạn bè hoặc giáo viên về những thay đổi mà bạn đang trải qua có thể hữu ích.

________________________________________________________________________

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể của bạn tăng trưởng trở thành cơ thể của một người phụ nữ. Những thay đổi trong cơ thể giúp bạn có khả năng có em bé nếu bạn có quan hệ tình dục.

Tuổi dậy thì bắt đầu như thế nào?

Tuổi dậy thì bắt đầu với những thay đổi trong hormone của bạn. Nhờ có sự thay đổi trong hormone do não tiết ra, buồng trứng của bạn bắt đầu sản sinh ra hormone estrogen. Buồng trứng là một bộ phận của cơ quan sinh sản của bạn. Chúng tạo ra trứng và cả hóc-môn nữ progesterone. Estrogen là hormone chính gây ra những thay đổi mà các bạn nữ gặp phải khi ở tuổi dậy thì.

Khi nào tuổi dậy thì bắt đầu?

Các bạn nữ có thể bắt đầu tuổi dậy thì sớm từ lúc 7 hoặc 8 tuổi hoặc muộn hơn ở tuổi 14.

Làm thế nào để tôi biết được khi nào tuổi dậy thì bắt đầu?

Điều đầu tiên bạn nhận thấy là sự phát triển ở ngực của bạn. Ban đầu, đó là chỉ là một chút sưng dưới núm vú. Có thể mất từ 4 hoặc 5 năm cho đến khi ngực của bạn phát triển đầy đủ.

Bạn sẽ bắt đầu có lông mu ở giữa hai chân, ở vùng sinh dục của bạn. Bạn cũng sẽ bắt đầu có lông dưới cánh tay và nhiều lông chân hơn. Bạn sẽ có thêm mùi cơ thể, do đó bạn có thể muốn tắm thường xuyên hơn hoặc bắt đầu sử dụng chất khử mùi.

Hình dạng cơ thể của bạn cũng sẽ bắt đầu thay đổi. Hông của bạn sẽ rộng hơn và bạn sẽ có thêm mỡ ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Đôi khi các bạn nữ gặp vấn đề với việc chấp nhận sự thay đổi hình dáng cơ thể của mình. Tuy nhiên, những thay đổi đó là quan trọng đối với sức khỏe của bạn và chúng là một phần bình thường của sự tăng trưởng. Bạn cũng sẽ tăng cân trong thời gian này. Điều này là bình thường. Nếu bạn đang lo lắng về việc tăng cân, hãy nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Nhiều thay đổi cũng sẽ diễn ra bên trong cơ thể bạn. Bởi vì những thay đổi trong âm đạo của bạn (đường sinh sản), bạn có thể bắt đầu ra một ít chất dịch màu trắng. Điều này là bình thường. Âm đạo và tử cung sẽ trở nên lớn hơn. Tử cung là nơi em bé phát triển nếu bạn mang thai. Bên trong tử cung, mạch máu và mô sẽ bắt đầu phát triển, cuối cùng dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bạn.

Các bạn nữ thường tăng trưởng nhanh chóng từ 1 đến 2 năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì và khoảng 6 tháng trước khi họ bắt đầu có các chu kỳ. Tăng trưởng nhanh chóng là khi cơ thể của bạn tăng trưởng rất nhiều trong một thời gian ngắn. Bạn sẽ có thể không phát triển chiều cao sau khi bắt đầu có các chu kỳ. Tuy nhiên, xương của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Đây là lý do tại sao việc có 4 đến 5 phần ăn chứa nhiều canxi trong suất ăn hàng ngày là rất quan trọng. Canxi giúp xương chắc khỏe, do đó bạn ít có nguy cơ mắc chứng loãng xương khi bạn già đi.

Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt?

Các bạn nữ được sinh ra với tất cả số trứng mà họ có (khoảng tầm 2000 trứng). Trứng được trữ trong 2 buồng trứng. Mỗi tháng trước khi bạn có chu kỳ, một quả trứng được phóng ra từ một buồng trứng. Đây được gọi là sự rụng trứng. Trứng đi qua một ống được gọi là ống dẫn trứng vào đến tử cung. Các hormone làm cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn để tử cung có thể sẵn sàng mang một em bé trong trường hợp trứng được thụ tinh với tinh trùng từ một người đàn ông. Một số bạn nữ có thể thấy đau ở bụng dưới trong thời gian rụng trứng.

Nếu tinh trùng của người đàn ông không thụ tinh cho trứng, lớp niêm mạc chuẩn bị sẵn sàng cho một em bé sẽ bong khỏi thành tử cung một vài tuần sau khi rụng trứng. Khi lớp niêm mạc tử cung bong đi, máu chảy ra khỏi âm đạo của bạn. Đây được gọi là dòng kinh nguyệt, hoặc chu kỳ của bạn.

Sau mỗi chu kỳ, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ bắt đầu một lần nữa.

Những điều gì khác tôi nên biết về chu kỳ?

Đối với năm đầu tiên hoặc năm thứ hai, bạn có thể có chu kỳ không cố định từ một lần một tháng cho đến ba lần một năm. Sau đó chu kỳ của bạn sẽ trở nên đều đặn hơn và bạn sẽ có một chu kỳ mỗi tháng.

Bạn nên mang tampon hoặc băng vệ sinh theo cùng để có thể sẵn sàng trước khi chu kỳ đầu tiên xuất hiện. Thông thường chu kỳ đầu tiên của bạn sẽ đến sau khoảng hai hoặc nửa năm kể từ lúc ngực bạn bắt đầu phát triển. Độ tuổi trung bình mà chu kỳ của một bạn nữ xuất hiện là 12 tuổi, nhưng một số bạn có thể có sớm từ 8 tuổi hoặc muộn vào lúc 16 tuổi. Nếu bạn có chu kỳ trước 8 tuổi hoặc chưa có khi đã 17 tuổi, bạn nên trao đổi với người lớn hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Khi chu kỳ của bạn đều đặn hơn, bạn sẽ có chu kỳ từ 22 đến 35 ngày một lần. Mỗi chu kỳ thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Băng vệ sinh hoặc tampon giúp thấm hút máu kinh nguyệt. Trông có vẻ là nhiều máu, nhưng nó thường chỉ khoảng 2 đến 5 muỗng canh mỗi chu kỳ.

Một số bạn nữ bị co thắt khá đau ở phần bụng dưới trong chu kỳ của họ. Co thắt gây ra bởi sự co cơ trong tử cung do niêm mạc bị bong ra trong chu kỳ của bạn. Bạn có thể chỉ bị đau trong một ngày hoặc có thể kéo dài trong cả thời gian bạn chảy máu. Dùng acetaminophen hoặc một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen sẽ giúp giảm đau. Nếu không hiệu quả, hãy nhờ sự tư vấn từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để có thuốc mạnh hơn. Đọc nhãn và dùng thuốc theo hướng dẫn. Trừ khi được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn khuyến nghị, bạn không nên uống những thuốc này quá 10 ngày.

  • Những thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), như ibuprofen, naproxen và aspirin, có thể gây chảy máu dạ dày và các vấn đề khác. Những nguy cơ này tăng theo độ tuổi.
  • Acetaminophen có thể gây tổn thương gan hoặc các vấn đề khác. Trừ khi được nhà cung cấp dịch vụ khuyến nghị, không uống nhiều hơn 3000 miligram (mg) trong 24 giờ. Để đảm bảo rằng bạn không uống quá nhiều, hãy kiểm tra các loại thuốc khác mà bạn uống để xem liệu các loại thuốc đó có chứa acetaminophen không. Hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ nếu bạn cần tránh uống rượu khi dùng thuốc này.

Thủ dâm là gì?

Ở tuổi dậy thì, bạn có thể bắt đầu có các cảm xúc tình dục do các hormone mới trong cơ thể gây ra. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu khi đụng chạm hoặc cọ xát vùng sinh dục của mình. Việc đụng chạm phần này của cơ thể được gọi là thủ dâm. Có nhiều bạn nữ thủ dâm. Đây là một cách tự nhiên để khám phá cơ thể của bạn và điều này là bình thường. Mọi người thường cười đùa về việc này, song điều quan trọng cần biết là thủ dâm không có gì xấu.

Mụn trứng cá thì sao?

Một điều của tuổi dậy thì mà thanh thiếu niên không ưa thích là mụn trứng cá. Có thể bạn đã nghe nói rằng mụn trứng cá là do việc bạn không rửa mặt hoặc do ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ ngọt. Không có bằng chứng nào chứng tỏ những điều này gây ra mụn trứng cá. Nó do các hormone đang thay đổi của bạn gây ra và là một phần bình thường của sự tăng trưởng. Một số con gái có thể không có nhiều mụn trứng cá, nhưng với một số khác nó có thể tệ hơn. Bạn có thể dùng các loại thuốc để trị mụn trứng cá nhẹ mà không cần đơn thuốc. Nếu mụn trứng cá của bạn có vẻ nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để có thuốc điều trị.

Những thay đổi cảm xúc của tuổi dậy thì là gì?

Khi bạn đi qua tuổi dậy thì bạn bắt đầu có nhiều cảm xúc khác nhau. Bạn đang cố gắng tìm hiểu vị trí của mình trên thế giới. Bạn trở nên độc lập hơn và bắt đầu làm việc mà không cần cha mẹ bạn. Bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các ý kiến của bạn bè và cảm thấy bị thúc ép phải làm những việc mà có thể bạn không đồng ý, như sử dụng ma túy hoặc rượu. Đây là thời gian để bắt đầu phân loại các giá trị của bạn và quyết định điều gì là đúng và sai.

Một phần của điều này chính là bạn có thể bắt đầu có những cảm xúc lãng mạn với một ai đó. Bạn có thể bắt đầu hẹn hò. Bạn có thể cảm thấy như đang yêu hôm nay và hôm sau lại không. Có những cảm xúc thay đổi nhanh chóng là điều tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu nghĩ đến quan hệ tình dục. Hãy dành thời gian suy nghĩ trước khi bạn quyết định có quan hệ tình dục. Bạn cần phải suy nghĩ về những rủi ro về sinh lý và cảm xúc mà bạn sẽ gặp phải. Nếu bạn quyết định quan hệ tình dục hoặc tình dục bằng miệng (đưa miệng của bạn vào bộ phận sinh dục của bạn tình), việc nói chuyện với bạn tình về những gì các bạn đang làm và những rủi ro liên quan là điều quan trọng. Bạn có thể sẽ mang thai hoặc bị lây bệnh từ tình dục. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình sẽ tăng những rủi ro này. Cách duy nhất để 100% phòng tránh thai hoặc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là không quan hệ tình dục.

Nếu bạn quyết định quan hệ tình dục, một số phương pháp tránh thai có thể giúp phòng tránh thai. Các phương pháp tránh thai sử dụng các hormone, như thuốc tránh thai, miếng dán, hoặc thuốc tiêm, phải được bắt đầu trước khi bạn quan hệ tình dục lần đầu. Bao cao su là một hình thức tránh thai có thể giúp phòng tránh thai và cũng bảo vệ bạn tránh khỏi một số bệnh truyền nhiễm.

Tôi có thể nói chuyện với ai về những thay đổi này?

Hãy thử nói chuyện với cha mẹ bạn hoặc những người lớn khác về các câu hỏi hoặc những lo ngại của bạn. Cha mẹ có thể là nguồn lực tốt nhất và hỗ trợ mạnh nhất của bạn, nhưng bạn có thể cảm thấy xa cách với họ và không thoải mái khi nói chuyện với họ. Cha mẹ bạn có thể cảm thấy tương tự như vậy. Hãy nhớ rằng văn hóa, âm nhạc và phong cách ăn mặc của bạn khác với những gì mà cha mẹ bạn quen thuộc. Cha mẹ bạn có vẻ như không liên quan đến thế giới của bạn, nhưng họ thực sự muốn biết những gì bạn đang cảm thấy và đang trải qua. Hãy cởi mở khi họ hỏi bạn về những vấn đề như tình dục, ma túy và các mối quan hệ bạn bè. Nếu bạn cảm thấy cha mẹ bạn không hiểu được các nhu cầu của bạn, hãy nói với họ về điều này và hỏi họ xem bạn và họ có thể dành nhiều thời gian bên nhau hơn hay không. Bạn cũng có thể nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, với một người thân đáng tin cậy, bạn bè, hoặc thầy cô về những thay đổi mà bạn đang trải qua.

Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2022.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2015-03-10
Xét duyệt lần cuối: 2020-01-09
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2022 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image